Các loại trần nhựa PIMA PVC – Trần nhựa PVC là một vật liệu vô cùng quen thuộc trong ngành xây dựng. Bên cạnh những tính năng ưu việt của nó, một nguyên nhân khiến trần nhựa được sử dụng phổ biến hơn chính là sự đa dạng về mẫu mã.
Trong bài viết này, hãy cùng PIMA tìm hiểu chi tiết về các loại trần nhựa PVC.
Các loại trần nhựa PVC
Trần nhựa PVC hiện nay được sản xuất với rất nhiều chủng loại khác nhau để người tiêu dùng có nhiều sự lựa chọn hơn. Cụ thể như sau:
Trần nhựa giả gỗ:
Đây là loại trần nhựa có hoa văn như vân gỗ khiến ngôi nhà trở nên sang trọng hơn. Độ bền của loại trần này rất cao, khả năng chống nước và chống mối mọt, côn trùng tốt. Thời gian lắp đặt loại trần này cũng rất nhanh và không tạo ra những tiếng ồn khó chịu.
Tấm trần nhựa:
Đây là loại tấm trần không có họa tiết mà chỉ có màu sắc đơn giản như màu trắng, hồng, xanh. Loại trần này có khả năng chống cháy tốt và dễ vệ sinh. Trọng lượng nhẹ khiến chúng không gây áp lực lên hệ thống tường, dầm chịu lực.
Tấm nhựa PVC vân đá:
Đây là loại tấm nhựa được phủ thêm một lớp vân đá khiến chúng trở nên đẹp hơn và khiến không gian trở nên sang trọng hơn.
Chúng có độ phẳng tuyệt đối cùng độ bóng sang trọng, khả năng chống trầy xước cao. So với việc sử dụng đá để ốp trần thì tấm nhựa pvc vân đá là sự lựa chọn phù hợp hơn cả về chi phí và kỹ thuật thi công mà vẫn đảm bảo được chất lượng.
Ưu và nhược điểm của trần nhựa PVC
Ưu điểm của trần nhựa PVC:
Không phải ngẫu nhiên mà trần nhựa lại được ưa chuộng đến vậy trong ngành xây dựng. Dưới đây là một số ưu điểm của trần nhựa đối với ngôi nhà của bạn:
• Tính thẩm mỹ: trần nhựa được sản xuất với những kiểu dáng, mẫu mã có sẵn nhưng không vì thế mà nó bị giới hạn bởi khả năng ứng dụng. Các mẫu thiết kế trần nhựa có thể kể đến như vân gỗ, giả đá, sọc kẻ hay những màu sắc đơn giản như trắng, xanh, hồng…;
• Trọng lượng nhẹ, dễ thi công: các tấm trần có độ dẻo nhất định khiến quá trình thi công trở nên đơn giản hơn và không mất nhiều thời gian, công sức;
• Độ bền cao: Được làm từ bột PVC trộn phụ gia, bên ngoài phủ một lớp PVDF (flour – cacbon) nên trần nhựa có khả năng chống nước tốt và không bị ăn mòn bởi một số chất như alkali, acid, … Nếu ử dụng và bảo quản tốt, tuổi thọ trần nhựa có thể lên đến 10 năm;
• Giá thành rẻ hơn các loại vật liệu khác.
Nhược điểm của trần nhựa PVC:
Bên cạnh những ưu điểm kể trên, trong loại vật liệu này cũng tồn tại một số nhược điểm khác như:
• Không thể phối màu theo ý thích;
• Trần nhựa dễ bám bụi gây mất thẩm mỹ.
Có nên sử dụng trần nhựa hay không?
Trần nhựa PIMA PVC là loại vật liệu được sử dụng rất nhiều trong ngành xây dựng bởi những ưu điểm tuyệt vời của nó. Dưới đây là một số tính năng của trần nhựa giúp bạn trả lời câu hỏi có nên sử dụng trần nhựa hay không.
Chống nóng:
Những ngôi nhà đã xây từ lâu, sử dụng vật liệu xây dựng truyền thống thường sẽ khá nóng, trong những những ngôi nhà có thời gian xây dựng ngắn hơn thường sử dụng trần nhựa nên có khả năng chống nóng vô cùng hiệu quả. Dù giữa mùa hè, khi bước vào nhà, bạn sẽ luôn cảm thấy mát mẻ, dễ chịu.
Trọng lượng nhẹ:
So với những vật liệu ốp trần khác thì trần nhựa có trọng lượng nhẹ hơn, đồng thời thời gian thi công cũng ngắn hơn, kỹ thuật thi công đơn giản hơn.
Chống ồn, chịu nước:
Tấm PIMA trần nhựa PVC có khả năng cách âm khá tốt để hạn chế tiếng ồn bị truyền giữa các tầng. Đồng thời, do được sản xuất từ bột nhựa PVC nên trần nhựa có khả năng chống ẩm, chống nước cao.
Cách thi công trần nhựa như thế nào?
Bước 1: Xác định chính xác vị trí lắp đặt trần nhựa và độ cao trần
Đây là công đoạn đầu tiên khi thi công ốp trần. Để lắp ghép trần vào vị trí chính xác, bạn cần tính toán chính xác chiều cao của không gian để xác định vị trí đặt trần sao cho đạt hiệu quả cao nhất.
Với những ngôi nhà sử dụng mái tôn hoặc mái Fibro ximăng, khoảng cách phù hợp giữa đỉnh mái và trần nhựa là từ 1,5m trở lên bởi những loại mái này có khả năng hấp nhiệt cao. Khoảng cách 1.5m trở lên giúp tăng cường tính năng chống nóng của trần.
Với mái bê tông, khoảng cách từ mái đến lớp trần tối thiểu là 0.5m.
Bước 2: Lắp khung xương trần nhựa
Sau khi đã xác định được khoảng cách lắp đặt, ta sẽ lắp khung xương phào, cố định khung này vào 4 bức tường bằng đinh vít. Khung xương này sẽ là nơi đỡ các tấm trần và giữ vị trí của chúng trên trần nhà.
Giữa các thanh xương cần duy trì khoảng cách từ 80cm đến 100cm tùy vào diện tích không gian thi công.
Đối với nhà mái tôn hoặc mái Fibro, bạn có thể dùng các dây thép với độ dày phù hợp với kích cỡ khổ trần để treo các khung trần lên xà gồ mái. Đối với mái bê tông, ta sẽ treo Fat 2 lỗ lên mặt trần.
Bước 3: Cố định tấm trần nhựa
Sau khi đã cố định được khung xương, ta sẽ tiến hành ghép các tấm trần nhựa lên khung xương. Do các tấm trần được sản xuất theo dạng hình chữ nhật với khổ trần có sẵn nên bạn cần đo chiều rộng mặt bằng và mua các tấm trần có chiều dài phù hợp. Độ dài các tấm trần rất đa dạng để bạn có thể dễ dàng lựa chọn, từ 1m5, 1m8…. đến 4m, 4m2.
Khi ghép các tấm trần, cần chú ý sao cho các hèm khóa phải ăn khớp với nhau thì bề mặt trần mới chắc chắn và không bị bung, rơi.
——————————————————–
Hotline: (28) 2226 8383 – 036 471 5588 ( MS Ngân )
Website: https://www.pima.com.vn/
Pima Việt Nam – Nhà sản xuất và cung ứng tấm ván nhựa PVC hàng đầu Việt Nam.